MỤC LỤC
Chương 1: Khái Quát Về Bán Hàng Đa Cấp
1.1.Lịch sử
1.2.Khái Niệm Về Bán Hàng Đa Cấp
1.3.Đặc Điểm Của Hợp Đồng Tham Gia Đa Cấp
1.4.Vai Trò Của Kinh Doanh Đa Cấp
Chương 2:Một Số Vấn Đề Về Bán Hàng Đa Cấp Ở Việt Nam
2.1. Kinh Doanh Đa Cấp Biến Tướng Ở Việt Nam
2.2.Một Số Quy Định Của Pháp Luật Về Bán Hàng Đa Câp Ở Việt Nam
2.3.Những Thiếu Sót Về Luật Của Kinh Doanh Hàng Đa Cấp
Chương 3:Một Số Nhận Xét Đề Xuất
Chi tiết
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP
1.1.Lịch Sử:
Nguồn gốc của phương thức bán hàng đa cấp hay còn gọi kinh doanh theo mạng lưới (multi-level marketing) gắn liền với tên tuổi của Nhà Nghiên cứu Dinh dưỡng người Mỹ – Carl Rehnborg. Ông được xem là cha đẻ của một ngành kinh doanh có triển vọng nhất trong thế kỷ 21 bởi đã phát minh và nhân rộng ý tưởng tiếp thị mạng lưới vào trong cuộc sống.
Vào đầu thập niên 1970, việc bán hàng đa cấp lại chịu sức ép từ nhiều phía khác nhau. Năm 1975, trong hội đồng liên bang Hoa Kỳ có những người phản đối kinh doanh đa cấp và quy kết nó với cái gọi là “hình tháp ảo” – một hình thức kinh doanh bất hợp pháp. Đây là đòn đánh đầu tiên của chính phủ vào kinh doanh đa cấp. Công ty Amway đứng mũi chịu sào trong bốn năm liền phải theo hầu tòa (từ năm 1975-1979). Sau cùng, cuối năm 1979 toà án thương mại Liên Bang Hoa Kỳ công nhận phương pháp kinh doanh của Amway không phải là “hình tháp ảo” và được chấp nhận về mặt luật pháp. Từ đó Bộ luật đầu tiên về kinh doanh đa cấp đã ra đời tại Mỹ và ngành này chính thức được công nhận. Từ năm 1940 đến 1979 chỉ có khoảng 30 công ty kinh doanh theo mạng ra đời tại Mỹ, đây là giai đoạn được gọi tên là làn sóng thứ nhất…
Từ 1979-1990 (làn sóng thứ hai) là thời kì bùng nổ của kinh doanh theo mạng.Từ năm 1990, nhờ sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ và truyền thông, kinh doanh theo mạng mang màu sắc mới, các nhà phân phối có thể đơn giản hoá công việc của mình nhờ vào điện thoại, internet… Ở giai đoạn này – mà theo các chuyên gia gọi là làn sóng thứ ba – nhà phân phối giỏi không cần phải là một nhà hùng biện và đi lại như con thoi giữa các mạng lưới. Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng thời gian nhàn rỗi của mình để tham gia công việc và làm việc ở bất cứ đâu. [1]
1.2.Khái niệm về bán hàng đa cấp
Bán hàng đa cấp là một hình thức bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng thông qua mạng lưới các nhà phân phối gồm nhiều tầng, nhiều nhánh. Các nhà phân phối này được trả hoa hồng/thu nhập từ kết quả bán hàng của bản thân họ và kết quả bán hàng của những người do họ bảo trợ.
Bán hàng đa cấp “biến tướng”: bên cạnh những đặc điểm của bán hàng đa cấp nói chung, bán hàng đa cấp bất chính còn có them những đặc điểm hàm chứa yếu tố “ bất chính ”. Đó là việc các doanh nghiệp thực hiện các hành vi trái pháp luật nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.[1]
Pháp luật không ngăn cấm mà luôn tạo ra một hành lang pháp lý để kiểm soát hoạt động bán hàng đa cấp. Còn đối với hành vi bán hàng đa cấp bất chính, đây là hành vi luôn gây ra những tác động xấu và tiêu cực, do đó cần phải ngăn cấm triệt để mà không có miễn trừ.
1.3.Đặc điểm của hợp đồng tham gia đa cấp
Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản lý bán hàng đa cấp quy định:
“Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp là thỏa thuận xác lập mối quan hệ giữa người muốn tham gia bán hàng đa cấp và doanh nghiệp bán hàng đa cấp trong hoạt động bán hàng đa cấp”.[2]
o Về chủ thể của hợp đồng bao gồm doanh nghiệp và người muốn tham gia bán hàng đa cấp. Trong hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, có một bên là doanh nghiệp được gọi là thương nhân tham gia vào hợp đồng. Đây là một đặc điểm của hợp đồng thương mại nói chung.
o + Mục đích của chủ thể tham gia ký kết hợp đồng: mục đích tìm kiếm lợi nhuân.
o + Đối tượng của hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp là lợi ích các bên hướng tới kí kết hợp đồng. Dưới góc độ lợi ích của doanh nghiệp bán hàng đa cấp, đối tượng của hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp là hàng hóa, và mục đích chính của doanh nghiệp là bán được hàng cho người tham gia bán hàng đa cấp. Đối với người tham gia bán hàng đa cấp, thì lợi ích ở đây ngoài là hàng hóa mua được thì đó là tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế từ việc tiếp thị bán hàng của mình.
1.4.Vai trò của kinh doanh đa cấp
Bán hàng đa cấp có thể đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng như: mua được hàng trực tiếp từ nhà sản xuất nên tránh được hàng giả, hàng kém chất lượng.[2]
Đối với doanh nghiệp, bán hàng đa cấp tiết kiệm được chi phí quảng cáo, cắt giảm được hàng loạt các chi phí khác như chi phí thuê mặt bằng trưng bày, chi phí vận chuyển, mặt khác do mạng lưới phân phối được tổ chức để đưa hàng hóa trực tiếp đến người tiêu dùng nên có nhiều thuận lợi trong việc quảng bá hàng hóa một cách trực tiếp và hữu hiệu.
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP Ở VIỆT NAM
Leo Robotly