NHỮNG ĐIỀU MÀ NHÀ TUYỂN DỤNG KHÔNG NÓI NHƯNG LẠI NGẦM KHAI THÁC BẠN QUA BUỔI PHỎNG VẤN!!!

– Nhà tuyển dụng sẽ đặt những câu hỏi dạng như “Theo em đánh giá khả năng của mình đáp ứng vị trí A, vị trí B của công ty như thế nào?” – đây là dạng câu hỏi kinh điển của những người tuyển dụng để thử xem rằng ứng viên của mình có khả năng thật sự giống như CV mà đang nằm trên bàn phỏng vấn hay không. Ngoài ra, người tuyển dụng cũng có thể nắm chắc được xem khi bạn vào vị trí đó có thực sự đáp ứng được nhu cầu công ty hay không?


Thực tế, họ đang đo về mức độ trung thực cũng như khả năng học hỏi những cái mới của bạn. Với 1 nhân sự trong công ty việc lành nghề chưa đủ mà bên cạnh đó cần sự trung thực cũng như khả năng học hỏi khi làm việc của lính mới đó. Đây là câu hỏi rất quan trọng với những người đi ứng tuyển vì nếu bạn trả lời sai ý 1 chút thôi cũng rất dễ bị miss công việc bởi vì:
– Nếu bạn chém gió rằng bạn biết nhưng thực ra chưa làm bao giờ ngay lập tức nhà phỏng vấn sẽ hỏi về kinh nghiệm cũng cách triển khai, vận hành công việc đó và bạn sẽ bị lộ ngay lập tức nếu nói phét;
– Nếu bạn biết công việc nhưng thực sự chưa hiểu rõ và trao đổi với nhà tuyển dụng về khả năng trong công việc đi kèm với lời cam kết sẽ học hỏi thêm trong quá trình làm việc thì khả năng pass vòng phỏng vấn lên đến 8 – 90%.


CEO Comteck Việt Nam: Dù bạn là người ứng tuyển hay nhà tuyển dụng hãy luôn chuẩn bị cho mình sự tự tin cũng như các kỹ năng cần thiết để có thể nâng cao chất lượng buổi tuyển dụng từ đó tìm được “Dream Job – Dream Team”.

Thực tế, trong buổi phỏng vấn hoặc thậm chí là trong mô tả công việc khi đăng tuyển mọi người hầu như thấy format chung về mô tả các công việc của vị trí ứng tuyển vì … hầu hết nhân sự khi đăng tin tuyển dụng đều ghi vậy – nhưng nhà tuyển dụng thì không như vậy – họ nói chung chung để gợi mở cho bạn hỏi về công việc sắp làm! Tại sao vậy?
– Đây là cách lọc nhân viên rất hay để lựa chọn ra những người thực sự tốt cho bộ máy công ty. Nếu ứng viên chỉ thấy JD cũng như trao đổi chung chung về công việc sắp được thì nhà tuyển dụng sẽ phát hiện ra ngay rằng người ngồi đối diện với mình đang chưa có mong muốn thực sự tham gia vào đội ngũ của công ty hoặc người đó chưa thực sự hiểu về vị trí của mình sắp đảm đương.
– Thực tế, khi bạn hỏi rõ về công việc mình sắp phải làm sẽ gây ấn tượng rất tốt với nhà tuyển dụng vì việc đó chứng minh cho họ rằng bạn có quan tâm vị trí ứng tuyển nhưng cũng quan tâm các công việc chi tiết sắp làm để đảm bảo được khả năng hoàn thành nhiệm vụ trong tương lai.


– Nhiều ứng viên sẽ phát hoảng với câu này vì 1 vị trí đã cần phải tập trung vào để hoàn thành tốt rồi mà bây giờ lại phải kiêm nhiệm thêm liệu có quá sức hay không?
– Tuy nhiên, đừng vội vàng từ chối mà hãy xem xét thật kỹ về những gì nhà tuyển dụng đề cập đồng thời nên đặt những câu hỏi thông minh để xác định xem liệu mình có phải “ôm rơm nặng bụng” hay không?
– Với các ứng viên rơi vào trường hợp này cần phải hỏi kỹ về công việc kiêm nhiệm vừa học vừa làm để đảm bảo không bị hớ cũng như mất điểm về việc thiếu tự tin của mình. Hãy hỏi nhà tuyển dụng những câu như: “Vị trí đó 1 mình em làm hay còn có ai tham gia vào cùng, khi làm vị trí đó tốt thì khả năng thăng tiến của em như nào, bên cạnh đó cần hỏi nhà tuyển dụng khi kiêm nhiệm như vậy thì liệu mức đãi ngộ của công ty như nào?” với những câu hỏi như vậy, bạn hoàn toàn có thể khai thác được từ nhà tuyển dụng về chính sách đãi ngộ nhân viên cũng như tránh được việc vào tròng ôm đồm việc của nhiều người mà yêu cầu 1 người thực hiện.


Chúc các bạn thành công!!!
Nguyễn Việt Linh – Ced Nguyen
CEO Comteck Việt Nam