“Ngày mai chúng ta sẽ họp vào lúc 8h00 A.M nhé”
Vào sáng mai:
Sếp có mặt lúc 7h40p
N.sự 1 có mặt 8h00p
N.sự 2 có mặt 8h15p
N.sự 3 có mặt 8h45p
Vậy văn hóa đúng giờ của doanh nghiệp đã bị phá vỡ. Nguyên nhân đi muộn xuất phát từ nhiều nguyên do khác nhau: Kỹ năng quản lý thời gian kém, nhân sự vô trách nhiệm và thiếu tôn trọng, cơ chế kỷ luật khi muộn chưa rõ ràng,… và quan trọng nhất ở đây chính là: VĂN HÓA ĐI LÀM ĐÚNG GIỜ ĐÃ BỊ XEM NHẸ.
Cuộc họp bắt đầu vào lúc 8h00 A.M thì nhân sự của bạn có thể đến trước cả nửa tiếng để chuẩn bị. Nhưng họ lại không đến đúng giờ, họ không muốn đến sớm hơn bởi họ nghĩ điều ấy không cần thiết! Họ cảm thấy bản thân “được phép đến trễ” và việc này sẽ không ảnh hưởng tiêu cực gì đến bản thân hay công ty.
Và những “cái giá” mà doanh nghiệp phải trả cho điều này là:
Giảm năng suất: Nhân sự đến muộn đồng nghĩa với việc khả năng hoàn thành công việc của nhân sự sẽ giảm đi. Nhất là trong cuộc họp, khi nhân sự đến muộn >>>phải tường thuật lại nội dung cuộc họp từ đầu>>> mất sự tập trung hiện tại.
Mất khách hàng: Nhân sự đi trễ >>>Công việc không hoàn thành đúng hẹn, trôi công việc, khách hàng sẽ dần mất niềm tin và không muốn ký hợp đồng nữa.
Mất đoàn kết nội bộ: một nhân sự đi trễ sẽ ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của mọi người theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ khi một công việc bị gián đoạn vì một nhân sự đến muộn, một quy trình không thể thực hiện do nhân sự quan trọng không ở đó >>> tạo sự căng thẳng toàn bộ, giảm tinh thần làm việc cho toàn team>>>lục đục nội bộ.
Nhân sự thiếu tôn trọng tổ chức: một nhân sự đi muộn thể hiện sự thiếu tôn trọng với người quản lý. Mọi người đều ngầm hiểu là cách nhân sự thể hiện rằng anh ta không quan tâm đến quy tắc là gì >>> ảnh hưởng đến toàn nhân sự. Sự thiếu tôn trọng sẽ gây tổn hại cho doanh nghiệp theo nhiều cách và về lâu dài.
Sự việc này tiếp diễn lâu dần sẽ trở thành tiền lệ xấu trong doanh nghiệp. Để đồng nhất văn hóa đúng giờ, bên My thường làm các cách như sau:
1. Xây dựng môi trường tự giác.
– Mindset ngay từ đầu. Nhân sự mới vào công ty, My sẽ có buổi đào tạo riêng về văn hóa, giúp họ xác định được tầm quan trọng của đúng giờ.
– Đào tạo quản lý thời gian: Khi vừa vào, nhân sự bên My sẽ được đào tạo về cách kiểm soát thời gian hợp lý theo từng công việc.
– Truyền thông về việc đi làm đúng giờ. Lưu ý thông điệp truyền thông phải nêu lên được tác động trực tiếp và gián tiếp đến họ như thế nào?
– Áp dụng quyền lợi đúng giờ trong mọi hoạt động. Ví dụ: trong các buổi teambuilding bên My, nhân sự nào đến sớm sẽ được free thức uống,…
2. Cơ chế kỷ luật rõ ràng
– Bên My sẽ đánh giá nhân sự theo chỉ số Trafficlight. Khi nhân sự đến muộn>>>điểm bị trừ>>>khó thăng tiến.
3. Trao đổi 1-1
Khi một nhân sự đi trễ quá nhiều, My sẽ có một buổi nói chuyện riêng cùng nhân sự. Chỉ ra và giúp họ hiểu ra vấn đề, đề xuất giải pháp phù hợp theo vấn đề của họ.
Khi đã sử dụng các phương pháp nhưng nhân viên vẫn “chứng nào tật nấy”, My chỉ còn biết chọn cách nói lời tạm biệt để tránh ảnh hưởng đến mọi người, teamwork.
Để đồng nhất văn hóa đúng giờ là một hành trình rất dài, đòi hỏi lãnh đạo phải là người có tầm nhìn và năng lực quản trị rất tốt. Xác định chiến lược đồng nhất không chỉ về bên ngoài mà phải khiến nó trở thành một văn hóa ngầm định tốt.
Anh/chị chủ doanh nghiệp nào gặp vấn đề về kỷ luật, đồng nhất văn hóa doanh nghiệp, hẹn My một buổi cafe là giải quyết được hết nhé!
Tác giả: Đinh Hà My