Xung quanh chúng ta có những câu chuyện khởi nghiệp của những người thành công, nếu bạn là người trẻ đang nung nấu ý tưởng khởi nghiệp thì hãy thử tìm hiểu về những con người đầy kinh nghiệm đi trước.
Mặc dù đã xuất hiện trên thế giới khá lâu nhưng trong hai năm gần đây, khởi nghiệp mới được biết đến và lan truyền rộng rãi tại Việt Nam. Chúng ta đã được nghe nhiều về những ý tưởng khởi nghiệp cũng như những câu chuyện khởi nghiệp đang hiện hữu xung quanh chúng ta. Liệu ở Việt Nam có những câu chuyện khởi nghiệp nào đang truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ hiện nay?
3 câu chuyện khởi nghiệp nổi tiếng thế giới
1.Hai bàn tay trắng tạo nên đế chế hơn 7 tỷ USD của ông hoàng thời trang Mỹ
Khi nhắc đến câu chuyện khởi nghiệp thời trang, bất cứ ai trong làng thời trang đều sẽ nhớ ngay đến cái tên Ralph Lauren – người sáng lập ra thương hiệu thời trang Polo.
Sinh ra trong một gia đình Do Thái đông con, ông Ralph Lauren lớn lên với một mong ước tìm ra con đường thoát khỏi cảnh nghèo khó như hiện tại. Sau thời gian rèn luyện trong quân đội, ông trở về New York để làm thư ký cho Brooks Brother – một trong những hãng thời trang nam lâu đời tại Mỹ ở thời điểm đó. Ông làm việc trong môi trường này vì được tiếp xúc với những khách hàng thượng lưu tự truyền cảm hứng cho bản thân phát triển một thương hiệu thời trang cao cấp của riêng mình.
Câu chuyện khởi nghiệp của Ralph Lauren
Đến năm 1967, ông làm việc cho cửa hàng Beau Brummel Neck wear và đây cũng là nơi ông tạo ra những chiếc cà vạt đầu tiên mang tên ông. Mặc dù xu hướng thiết kế ngày đó thiên về những tone màu cơ bản như trắng đen nhưng ông đã táo bạo khi đã thiết kế ra những chiếc cà vạt bản rộng nhiều màu sắc và cố gắng bán những chiếc cà vạt này cho Blooming Dales, họ đồng ý mua với điều kiện gạch tên ông ra khỏi sản phẩm. Lauren đương nhiên không đồng ý và khi những chiếc cà vạt mang tên Lauren được bán chạy ở các cửa hàng đối thủ thì Blooming Dales đã đồng ý bán cà vạt dưới tên ông. Những chiếc cà vạt đầu tiên thu về cho Lauren 50.000 USD đầu tiên. Câu chuyện khởi nghiệp của ông bắt đầu từ đây.
Quan điểm của Ralph Lauren về thiết kế thời trang cũng vô cùng độc đáo, ông coi thiết kế thời trang như làm một bộ phim, hình dung ra những thước phim và truyền đạt nội dung ý tưởng vào những bộ sưu tập để đội ngũ thiết kế chỉnh sửa góp ý và cho ra đời những bộ trang phục.
Tất cả lối suy nghĩ, tư duy sáng tạo và sự kiên trì của ông đã giúp ông khởi nghiệp thành công và làm nên một thương hiệu thời trang nổi tiếng bậc nhất nước Mỹ.
2.Tinh thần không gì là không thể đưa doanh nghiệp Việt vươn ra thế giới
Doanh nghiệp Việt trước nay không được coi trọng và cũng có khá ít doanh nghiệp có thể khởi nghiệp kinh doanh và phát triển trong một thời gian dài như Tân Hiệp Phát. Tân Hiệp Phát đã khởi nghiệp từ thời kỳ hậu chiến tranh nên thật sự đã gặp rất nhiều khó khăn ở thời bao cấp. Sau nhiều năm phát triển thì Tân Hiệp Phát được một doanh nghiệp ngoại quốc để ý và đề nghị mua lại với số tiền 2.5 tỷ USD vào năm 2012. Con số đó thật sự không phải là một con số nhỏ nhưng Tân Hiệp Phát đã từ chối lời đề nghị này.
Cuộc đàm phán giữa hai doanh nghiệp đã được tiết lộ với những kinh nghiệm thực tế trong kinh doanh, cách để một doanh nghiệp Việt Nam có thể vươn mình ra cạnh tranh với thị trường thế giới đã được viết lại trong cuốn “Competing with Giant” – dịch tạm là “Vượt qua những gã khổng lồ”.
Để có thể khởi nghiệp kinh doanh từ hai bàn tay trắng và vươn mình phát triển thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, Tân Hiệp Phát đã trải qua những thời kỳ khó khăn vô cùng, đặc biệt trong những năm suy thoái kinh tế. Lột trình phát triển của doanh nghiệp sẽ bao gồm ba giai đoạn từ 10 năm xây dựng nội lực trong công ty tạo tiền đề vững chãi, 5 năm vươn lên vị trí doanh nghiệp số một Việt Nam và 10 năm vươn mình ra thị trường thế giới với hướng phát triển đa ngành nghề.
3.“Dốc hết trái tim”, thuyền trưởng Starbucks chinh phục thế giới
Howard Schultz – chủ sở hữu chuỗi cà phê lớn nhất thế giới Starbucks được xuất thân trong một gia đình nghèo khó tại khu bình dân. Ông đã chọn từ bỏ một công việc lương cao để làm việc cho Starbucks dù thời điểm đó, đây chỉ là một công ty nhỏ chưa có danh tiếng. Howard Schultz làm việc tại Starbucks dưới vai trò là giám đốc bán lẻ và tiếp thị, công việc của ông là làm sao phát triển thị trường cho Starbucks.
Đến năm 1987, Howard Schultz đã mua lại Starbucks và trở thành giám đốc điều hành chính thức cho hãng cà phê này. Ông xây dựng môi trường làm việc tập trung vào nhân viên và đối xử với nhân viên như người nhà, phương thức quản lý này tạo được một môi trường làm việc gắn kết và chung niềm đam mê kinh doanh.
Câu chuyện khởi nghiệp này đã được lan truyền khắp thế giới đi kèm với sự xuất hiện của 1.300 cửa hàng và 25.000 nhân viên trên toàn thế giới.
Nguồn: Đỗ Thị Nhung – 123JOB