Trang Chủ Tin Tức Tổng HợpKinh Tế Việt Nam Có nên coi tên miền trùng với nhãn hiệu là vi phạm sở hữu trí tuệ hay không ?

Có nên coi tên miền trùng với nhãn hiệu là vi phạm sở hữu trí tuệ hay không ?

bởi Doanh Nhân Giao Thương

Lượng tên miền quốc gia Việt Nam .VN được đăng ký mới và cấp phát theo nguyên tắc “đăng ký trước, xét cấp trước” hàng tháng là trên 8000 tên miền như hiện nay, các vụ việc tranh chấp về tên miền do có sự trùng hợp với các đối tượng được bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) sẽ ngày càng xảy ra nhiều hơn và là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển.
Cùng với tình hình phát triển Internet cũng như số lượng tên miền quốc gia Việt Nam .VN được đăng ký mới và cấp phát theo nguyên tắc “đăng ký trước, xét cấp trước” hàng tháng là trên 8000 tên miền như hiện nay, các vụ việc tranh chấp về tên miền do có sự trùng hợp với các đối tượng được bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) sẽ ngày càng xảy ra nhiều hơn và là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển.

Xung đột giữa tên miền và thương hiệu luôn song hành

Tên miền với tính duy nhất trong khi các đối tượng SHTT lại đa dạng và hay trùng lặp giữa các quốc gia, nền kinh tế hoặc vùng lãnh thổ là khởi nguồn của các vụ tranh chấp tên miền trên Internet. Tranh chấp tên miền xảy ra trong trường hợp một chủ thể tiến hành đăng ký tên miền và phát hiện thấy tên miền này đã được sử dụng bởi một chủ thể khác. Cho nên có thể thấy rằng khi xảy ra tranh chấp tên miền liên quan đến tên thương mại, nhãn hiệu của mình, lỗi đầu tiên thuộc về chính các tổ chức, doanh nghiệp (DN).
Theo quy định của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) cũng như quy định chung về bảo vệ SHTT theo phạm vi lãnh thổ quốc gia, theo khu vực thì nhãn hiệu được đăng ký SHTT tại quốc gia này có thể không được bảo vệ ở quốc gia khác trừ trường hợp chủ nhãn hiệu có thể lựa chọn cách thức bảo vệ khu vực hoặc quốc tế thông qua Hiệp ước quốc tế. Bản chất của bảo vệ SHTT là phạm vi lãnh thổ biên giới các quốc gia trên thực tế khác với tên miền là đại diện thay thế địa chỉ IP để định danh máy tính trên Internet toàn cầu với phạm vi quốc tế. Với thông lệ quốc tế thì tên miền sẽ không được điều chỉnh theo quy định SHTT mà tuân thủ theo quy định của Tổ chức quản lý tên miền và số hiệu mạng thế giới (ICANN), Nhà quản lý tên miền và Nhà đăng ký tên miền, hợp đồng đăng ký tên miền và một số quy định liên quan.

Cách giải quyết tranh chấp tên miền của một số quốc gia trên thế giới.

Tên miền không phải là đối tượng điều chỉnh của Luật SHTT, do vậy nhiều Tổ chức quản lý tên miền cấp cao (gTLD) và Tổ chức quản lý tên miền quốc gia (ccLTD) đã lựa chọn cách thức xử lý theo UDRP – là chính sách xử lý tranh chấp tên miền của ICANN thông qua WIPO theo các nguyên tắc: Điều chỉnh bằng biện pháp trọng tài, hòa giải dựa trên các quy định về trọng tài thương mại; cơ quan quản lý (Registry) không tham gia và quá trình giải quyết tranh chấp mà chỉ cung cấp thông tin cho các bên liên quan; tên miền được cơ quan quản lý chuyển giao hoặc hủy bỏ theo quyết định của cơ quan giải quyết vụ việc tranh chấp.

Một số quốc gia lại lựa chọn cách thức xử lý truyền thống là thương lượng hòa giải, Trọng tài hoặc Tòa án. Cá biệt, các cơ quan quản lý cấp phát tên miền của một số nước (như Canada và Singapore) sẽ không tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp cũng như không tuân theo kết quả xử lý tranh tên miền của một ban hành chính khác. Canada bổ nhiệm 2 trung tâm để giải quyết tranh chấp tên miền, viết tắt là BCICAC và Resolution Canada Inc. Singapore ủy quyền cho Hội đồng hòa giải Singapore Trung tâm Trọng tài Singapore để giải quyết.

Các quốc gia bao gồm: Acmenia (.AM), Bahamas (.BS), Belize (.BZ), Congo (.CD), Cyprus (.CY), Laos (.LA), Moldova (.MD), Namibia (.NA), Panama (.PA), Romania (.RO), Venezuela (.VE)..v.v… chấp thuận giải quyết tranh chấp tên miền theo một chính sách có tính hiệu quả cao và mang tính chất quốc tế – UDRP. Bằng việc thông qua UDRP và Điều lệ giải quyết tranh chấp tên miền và uỷ quyền cho Trung tâm Hoà giải và Trọng tài của WIPO, các tranh chấp tên miền phát sinh tại các quốc gia trên sẽ được giải quyết tại Trung tâm Hoà giải và Trọng tài của WIPO.

Một số quốc gia khác như Colombia, Áo, Látvia, Argentia, Anbani… chưa có chính sách giải quyết tranh chấp tên miền riêng biệt thì áp dụng nguyên tắc đăng ký tên miền “Ai đăng ký trước, được xét cấp phát trước”. Khi có tranh chấp tên miền, các bên phải đưa tranh chấp ra giải quyết tại tòa án hoặc thông qua một thoả thuận đưa tranh chấp này ra giải quyết tại trọng tài. Tuy nhiên, toà án và trọng tài đều không có quy định riêng áp dụng để giải quyết các tranh chấp liên quan đến tên miền, luật áp dụng giải quyết các tranh chấp là các quy định áp dụng cho nhãn hiệu (Áo), quy định trong các Hiệp ước, hoặc trong các bộ luật dân sự hoặc bộ luật hình sự (Colombia) ..v.v… Bên cạnh đó, việc không có một chính sách giải quyết tên miền cũng như một cơ chế giải quyết tranh chấp riêng biệt là một điều bất lợi rất lớn đối với các chủ sở hữu tên miền hợp pháp, gây tốn kém và kéo dài việc giải quyết tranh chấp. Hệ quả của tình trạng này tất yếu dẫn đến việc các tranh chấp sẽ không được giải quyết một cách hiệu quả, không đảm bảo được các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tên miền.

Cách thức xử lý tranh chấp tên miền tại Việt Nam

Hiện nay, văn bản pháp lý Việt Nam có hai hình thức quy định xử lý thuộc về lĩnh vực quản lý của hai Bộ (Bộ TT&TT, Bộ Khoa học Công nghệ) đối với cùng một vấn đề liên quan tới tên miền trùng hoặc giống tới mức nhầm lẫn với tên thương hiệu.
Việc đăng ký tên miền được thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt (first come, first server). Thông lệ chung quốc tế hiện được áp dụng cho cả tên miền quốc tế lẫn tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”. Tên miền “.vn” không nằm trong đối tượng điều chỉnh của Luật SHTT, quy định này được thể hiện xuyên suốt từ Luật Công nghệ thông tin, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, Thông tư số 09/2008/TT-BTTTT ngày 24/12/2008. Điều này hoàn toàn phù hợp với thông lệ chung của quốc tế, thương hiệu và tên miền là hai đối tượng độc lập, do đó các vấn đề tranh chấp tên miền phải giải quyết bằng thương lượng hòa giải, giải quyết thông qua Trọng tài hoặc khởi kiện tại Tòa án.

Theo Điểm d Điều 130 Luật SHTT 2005 quy định về các hành vi sau đây bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh: “Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng”.

Thực tế, nhiều nhãn hiệu hàng hóa khi chuyển sang dạng text có thể trùng nhau trong khi tên miền chỉ có thể là duy nhất do đặc trưng kỹ thuật trên mạng Internet. Nhãn hiệu “Kinh đô” có thể được quyền SHTT cho nhiều tổ chức, DN khác nhau theo các loại hình bảo hộ khác nhau theo đặc thù loại hình kinh doanh của họ (Bánh kẹo, xây dựng, khách sạn, giáo dục qua mạng) cho các bảo hộ, màu sắc khác nhau. Khi chuyển sang tên miền tương ứng thì chỉ có duy nhất dãy ký tự KINHDO được đăng ký trong tên miền. Ví dụ là kinhdo.vn, … Một chủ thể Kinh đô bánh kẹo đăng ký sử dụng tên miền kinhdo.vn thì có được coi là chiếm giữ tên miền của công ty Kinh đô kinh doanh xây dựng hay giáo dục hay không? Ai chiếm giữ tên miền của ai và làm ảnh hưởng đến chủ thể nào? Trong trường hợp này không thể gắn việc đăng ký tên miền với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, chưa kể đến một số tên miền được đăng ký trước khi nhãn hiệu được bảo hộ.

Phát biểu tại Hội nghị phổ biến pháp luật về SHTT trong lĩnh vực TT&TT được Bộ TT&TT tổ chức mới đây, ông Nguyễn Văn Bảy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo, Cục SHTT, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đưa ra quan điểm: “Không nên coi tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác là vi phạm hoặc làm ảnh hưởng đến danh tiếng, nhãn hiệu của người khác. Việc kết luận hành vi sử dụng tên miền với ý đồ xấu phải dựa trên nhiều yếu tố trong đó xem xét đến việc sử dụng tên miền cụ thể cụ thể như thế nào.”

Cùng với tình hình phát triển Internet cũng như số lượng tên miền quốc gia Việt Nam .VN được đăng ký mới và cấp phát theo nguyên tắc “đăng ký trước, xét cấp trước” hàng tháng là trên 8000 tên miền như hiện nay, các vụ việc tranh chấp về tên miền do có sự trùng hợp với các đối tượng được bảo hộ SHTT sẽ ngày càng xảy ra nhiều hơn và là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển. Để giải quyết triệt để tình trạng này, Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ liên quan phối hợp ban hành chính sách thống nhất các văn bản quy định về xử lý tranh chấp tên miền trùng hoặc giống tên thương hiệu nhằm khắc phục tình trạng khiếu kiện kéo dài, khó giải quyết như hiện nay.

Cũng chia sẻ tại Hội nghị phổ biến pháp luật về SHTT trong lĩnh vực TT&TT, ông Trần Minh Tân, Phó Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đã đưa ra khuyến cáo chung với các tổ chức DN, các chủ nhãn hiệu/thương hiệu đã đăng ký bảo hộ SHTT là nên đăng ký tên miền sớm và sử dụng đúng mục đích để phát huy hiệu quả quảng bá nhãn hiệu và tránh các rắc rối phát sinh.

Theo ictpress

You may also like