Trang Chủ Tin Tức Tổng HợpBản Tin Văn Hóa - Xã Hội Chuyện đời Quách Đàm: Từ trẻ mồ côi đến tỷ phú lúa gạo giàu kếch xù Sài Gòn Chợ Lớn xưa

Chuyện đời Quách Đàm: Từ trẻ mồ côi đến tỷ phú lúa gạo giàu kếch xù Sài Gòn Chợ Lớn xưa

bởi Doanh Nhân Giao Thương

Có người cho rằng, sở dĩ Quách Đàm thành công, giàu có sở hữu khối tài sản kếch xù ở Sài Gòn Chợ lớn xưa là vì vị trí của hiệu buôn nằm trên long mạch. Nhưng đó không phải là lý do chính…

Những năm cuối của thế kỷ 19, có một cậu bé chừng 15 tuổi, мồ côi cả cha lẫn mẹ ở khu Chợ Lớn. Ban ngày, cậu lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm kiếm sống. Đêm về, mái hiên của một căn nhà là chỗ trú chân ngủ qua đêm của cậu. Cuộc sống của cậu bé cứ trôi qua như vậy…

Cậu bé мồ côi lấy mái hiên làm nhà

Cậu bé ấy có tên là Quách Diệm (SN 1863) nhưng thường được gọi là Quách Đàm, gốc là người Triều Châu, Trung Quốc.

Quách Đàm có tuổi thơ hết sức cơ cực. Tuổi còn nhỏ nhưng suy nghĩ của cậu rất người lớn. Cậu không chấp nhận là kẻ ăn không ngồi rồi, dựa dẫm vào người khác. Cậu đã phải đổ sức lao động để kiếm lấy bát cơm.

Công việc của cậu bé Quách Đàm là hàng ngày quảy 2 giỏ đan bằng tre trên vai, đi khắp các con đường trong thành phố để tìm mua phế liệu. Những gánh phế liệu này đã nuôi sống cậu để cậu lớn lên thành một Quách Đàm trưởng thành và chững chạc.

Cuộc sống của Quách Đàm đến lúc này vẫn còn bấp bênh nhưng trong tâm vẫn nuôi chí làm giàu. Ngoài mua bán phế liệu, Quách Đàm tích góp được số vốn nhỏ nhoi để buôn bán thêm các mặt hàng quý hiếm như da trâu, vi cá.

Việc làm ăn buôn bán của Quách Đàm khá suôn sẻ. Số vốn càng ngày càng lớn nhưng vì vẫn phải ngủ bờ ngủ bụi, Quách Đàm trở thành đích nhắm của bọn bất lương.

Nhiều lần bị lấy cắp hết số tiền dành dụm được. Quách Đàm vẫn không nản, tiếp tục làm lại từ đầu.

Khu vực chợ Kim Biên nơi ngày trước là con kênh. Ông Quách Đàm thuê nhà ở đây và bắt đầu buôn lúa gạo.

Trong một tác phẩm viết về Sài Gòn, học giả Vương Hồng Sển từng ghi về Quách Đàm: “Ngày ngày Đàm thả rong làng xóm, hai giỏ tre trên vai, quản bao mưa gió. Buổi trưa, Đàm thuờng nằm nghỉ hàng ba phố trống, ghe phen bị một phu vác lúa làm khổ, móc túi lấy đi giấy thuế-thân để chẹt Đàm chuộc 5 xu 1 hào”.

Vừa bị móc lấy tiền, vừa bị bắt chẹt làm tiền nhưng chỉ trong một thời gian Quách Đàm đã tích cóp được số vốn kha khá. Đàm bỏ nghề buôn phế liệu sang mặt hàng da trâu, vi cá. Ông lặn lội đi khắp các nơi từ Sài Gòn đến các tỉnh miền Tây tìm mua cho được mặt hàng này để xuất ra nước ngoài.

Ông phất hẳn lên, vốn liếng tích cóp được nhiều và công cuộc làm ăи có dấu hiệu phát triển.

Ông chủ của khối tài sản kếch xù

Ông quyết định thuê hẳn một căn nhà để mở tiệm buôn (Căn nhà này đến nay vẫn còn nằm trên đường Hải Thượng Lãn Ông). Ông đặt tên cho hiệu buôn của mình là Thông Hiệp mà theo giải thích hai chữ này xuất phát từ 2 câu “Thông thương sơn hải” (bán buôn khắp chốn), “Hiệp quán càn khôn” (thu tóm cả đất trời).

Hiệu buôn Thông Hiệp từ đó phất lên như diều gặp gió. Có người cho rằng, sở dĩ ông thành công vì vị trí của hiệu buôn nằm trên long mạch. Nhưng đó cũng chỉ là sự suy đoán thiếu tính khoa học. Sự thành công của ông ngoài sự cần mẫn phải kể đến cách tính toán, sáng tạo thêm cả sự liều lĩnh.

Vài năm sau, vốn liếng tăng cao, ông tiếp tục thuê một căn nhà ѕáт bờ kênh. Con kênh này ăn thông với kênh Tàu Hủ là khu vực chợ Kim Biên bây giờ. Hàng ngày, trên kênh ghe thuyền tấp nập.

Nhìn cảnh mua bán nông sản, lúa gạo, Quách Đàm nghĩ đến một lĩnh vực làm ăи khác đỡ vất vả hơn nhưng lợi nhuận lại nhiều. Từ đó, ông trở thành nhà buôn lúa gạo…

Ban đầu Quách Đàm chỉ buôn bán nhỏ rồi từ đó lớn dần. Ông mở rộng mạng lưới thu mua khắp các tỉnh miền Tây, trở thành nhà cung cấp gạo cho cả Sài Gòn – Chợ Lớn. Những “chành” gạo dọc theo bến Bình Đông, Lê Quang Liêm ngày nay một thời là của ông. Ông là cổ đông chính nhà máy xay lúa Di Xương, sau lại mở thêm 3 nhà máy Thông Mậu, Thông Thạnh, Thông Nguyên (ở Mỹ Tho).

Nhờ tài kinh doanh, Quách Đàm dần vươn lên thành người giàu có иổi tiếng ở Sài Gòn – Chợ Lớn. Vì quá giàu nên người Pháp vừa năn nỉ vừa ép buộc ông mua lại các doanh nghiệp nợ nần, sắp phá sản. Nhiều công ty mía đường vì lý do này lúc đó cũng rơi vào tay ông và dần khởi sắc, mang lại cho gia đình Quách Đàm thêm nhiều tiền.

Chợ Bình Tây hay còn gọi là Chợ Lớn mới do Quách Đàm bỏ tiền xây dựng.

Năm 1925, chánh tham biện Chợ Lớn thấy khu vực thành phố đất chật người đông nên muốn mở rộng thêm  địa giới ra khu vực ngoại thành, ông ta bèn hỏi điền chủ một khu vực đất hàng chục mẫu giáp ranh thì nhận được cái giá khá chát.

Vốn là người kinh doanh thông minh và biết nắm bắt thời cơ, ngay khi biết được thông tin, Quách Đàm đã nhanh trí chớp lấy miếng mồi béo bở. Ông bèn đưa ra đề nghị hiến tặng một mảnh đất rộng 17.000m2 ở xóm Bình Tây, và bỏ cả tiền túi ra xây một ngôi chợ thật lớn cho chính quyền thành phố.

Tuy nhiên kèm theo đó là 2 yêu cầu. Thứ nhất Quách Đàm xιn xây hai dãy nhà phố quanh chợ và thứ hai là dựng tượng mình để đặt ở giữa chợ. Thực ra yêu sách thứ hai mới là khó vì chỉ những danh nhân thì mới được dựng tượng nhưng cuối cùng chính quyền thực dân cũng thông qua vì tượng chỉ đặt trong chợ.

Bỏ ra nhiều tiền của để xây chợ, không đơn thuần Quách Đàm chỉ nhằm mỗi mục đích được dựng tượng, ý định thâm sâu của ông là dời được trung tâm buôn bán của thành phố Chợ Lớn về chợ Bình Tây để thu lợi.

Một trong những yêu cầu của Quách Đàm khi xây chợ là đặt tượng của ông ở cнíɴн giữa chợ.

Nhưng tiếc thay người tính không bằng trời tính, khi mọi công đoạn chuẩn bị xây chợ đã hoàn thành, thì năm 1927 Quách Đàm qua đời.

Việc xây dựng dời lại một năm sau và đến năm 1930 chợ mới hoàn thành. Chợ mới mang tên Bình Tây nhưng hầu hết người Nam bộ đều gọi nó bằng cái tên Chợ Lớn mới, thay cho chợ Lớn cũ bị thiêu rụi trong một trận hỏa hoạn. Trong chợ, người dân và gia đình Quách Đàm cho lập khu vực thờ cúng ông để tưởng nhớ người sáng lập.

Quách Đàm chết, đám ma lớn không nơi nào bằng. Khách từ các quan chức chính quyền thuộc  địa, từ Trung Quốc và các đối tác làm ăn trong ngoài nước đổ về không thể đếm. Đủ thứ nhạc Tây, Tàu, Ta, Miên… Khách đi đường có việc, miễn nối gót theo đám ma vài bước là có người lễ phép đến dâng một ly nước dừa, tặng một quạt giấy có kèm năm đồng bạc đền ơn đưa đón.

Sau khi qua đời, cơ nghiệp nhà họ Quách được 2 con trai thay nhau quản lý. Các con của Quách Đàm giống cha tiếp tục đứng ra bảo lãnh nhiều ngành hàng có nguy cơ đổ nợ. Trong số đó có “Ngân hàng Đông Dương”, nhà băng lớn nhất miền Nam lúc bấy giờ. Nhưng do gặp đợt khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam bị ảnh hưởng, các nhà buôn thi nhau vỡ nợ khiến nhà băng phá sản kéo theo kho gia tài nhà họ Quách sụp đổ.


Tượng Quách Đàm đặt tại Bảo tàng Mỹ thuật thành phố.Từ một cậu bé lang thang cơ nhỡ, Quách Đàm nhờ vào sự chí thú làm ăn, đã nhanh chóng thành công và là tấm gương cho nhiều thế hệ.
Nguồn: Vietnamnet

 

 

You may also like