Trang Chủ Tin Tức Tổng HợpKinh Tế Việt Nam Nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh, giá gạo sẽ vẫn giữ ở mức cao

Nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh, giá gạo sẽ vẫn giữ ở mức cao

bởi Doanh Nhân Giao Thương

Ngày 26/3, Hàn Quốc thông báo sẽ mở thầu mua 200.000 tấn gạo từ các nguồn cung trong đó có Việt Nam, số gạo này sẽ có một lô hơn 11.000 tấn được Hàn Quốc mua từ Việt Nam. Gạo trúng thầu sẽ giao từ 1/5 – 31/10.


Trước đó, ngày 24/3, Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) ký hợp đồng G2G cung cấp 50.000 tấn gạo 5% tấm cho Bangladesh với giá 522 USD/tấn, FOB TP.HCM. Gạo dự kiến sẽ được giao trong tháng 4.

NHIỀU KHÁCH HÀNG MUA GẠO VIỆT NAM

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long có 3 vụ lúa/năm, trong đó vụ Đông Xuân là vụ sản xuất chính cho năng suất cao, chất lượng gạo rất tốt nên được các nhà nhập khẩu gạo ưa chuộng và đẩy mạnh mua gạo lúc này.
Cuối tuần qua, Chính phủ Hàn Quốc thông báo sẽ mở thầu mua 200.000 tấn gạo có nguồn cung đến từ Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Australia và Việt Nam. Trong số hơn 200.000 tấn gạo này sẽ có một lô hàng hơn 11.000 tấn được Hàn Quốc mua từ Việt Nam. Gạo trúng thầu sẽ được giao trong khoảng thời gian từ 1/5 – 31/10.
Trước đó, một quan chức của Bộ Lương thực Bangladesh cho biết, nước này vừa chấp thuận mua 100.000 tấn gạo, trong đó 50.000 tấn của Ấn Độ và 50.000 tấn của Việt Nam.
Ngày 24/3, Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) giành được hợp đồng cung cấp 50.000 tấn gạo 5% tấm cho Bangladesh với giá 522 USD/tấn, FOB Thành phố Hồ Chí Minh. Gạo dự kiến sẽ được giao trong tháng 4.
Mặc dù Bangladesh là nước sản xuất gạo lớn thứ 3 thế giới, nhưng thời gian gần đây nước này đã trở thành nước nhập khẩu gạo lớn do lũ lụt làm mất mùa.
Ngoài các thị trường trên, ở khu vực châu Á các thị trường Philippines, Malaisia, Indonesia, Trung Quốc vẫn là những khách hàng chính mua gạo từ Việt Nam.
Theo một chuyên gia phân tích thị trường, tình hình nhập khẩu của Indonesia còn khá phức tạp, tuy đưa ra quyết định nhập khẩu gạo nhưng nội bộ nước này còn tranh cãi nhau rất nhiều, và đôi khi Indonesia chỉ đưa thông tin như vậy chứ thực tế không phải vậy.

Các thị trường truyền thống trọng điểm của gạo Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á bây giờ đã thay đổi trong việc nhập khẩu gạo.
Philippines đã tư nhân hóa, Malaysia đấu thầu với tư nhân, thị trường Indonesia còn áp dụng G2G nhưng lồng ghép với chính trị nên tình hình nhập khẩu gạo của nước này chưa ổn định.
Thị trường Trung Quốc vẫn áp quota gạo với Việt Nam với khối lượng 400 ngàn tấn/năm.

“Có lúc người này, người kia tuyên bố nhưng vì nhập khẩu gạo có liên quan đến các đảng phái chính trị cho nên có quan điểm khác nhau về nhập khẩu gạo của nước này. Bên cạnh đó, bản thân số liệu sản xuất lúa của Indonesia đôi khi thiếu chính xác, nếu dựa vào số liệu đó đưa ra nhận xét thì chưa hẳn đúng, và trên thực tế lời các quan chức Indo tuyên bố và việc họ làm đôi khi hông nhất quán”, vị chuyên gia này nói.
Trong khi Indonesia phụ thuộc rất lớn vào Bulog nên tính ổn định không cao thì tại thị trường Philippines, việc nhập khẩu gạo được Chính phủ giao cho tư nhân nên tình hình nhập khẩu gạo của nước này ổn định hơn. Lượng gạo nhập khẩu hàng năm tương đối điều hòa, và do tư nhân nhập khẩu nên nguồn nhập khẩu phụ thuộc vào xu thế cung cầu cũng như tình hình tồn kho của họ. Theo USDA, năm 2021 Philippines sẽ nhập khẩu khối lượng gạo bằng với năm 2020.
Nhập khẩu gạo năm 2021 của Malaysia không có nhiều thay đổi, vẫn khoảng 900 – 1 triệu tấn gạo/năm, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu cho nước này từ 300 – 400 ngàn tấn gạo. Malaysia mua gạo bằng hình thức đầu thầu Chính phủ với tư nhân, doanh nghiệp nào bỏ thầu giá rẻ họ mua.
Như vậy, 3 thị trường truyền thống trọng điểm của gạo Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á bây giờ đã thay đổi trong việc nhập khẩu gạo, Philippines đã tư nhân hóa, Malaysia đấu thầu với tư nhân, thị trường Indonesia còn áp dụng G2G nhưng lồng ghép với chính trị nên tình hình nhập khẩu gạo của nước này chưa ổn định. Thị trường Trung Quốc vẫn áp quota gạo với Việt Nam với khối lượng 400 ngàn tấn/năm.
Hiện nay vụ lúa Đông xuân ở khu vực này đã sắp qua đỉnh cao thu hoạch, nguồn cung hạn chế nhưng thị trường gạo xuất khẩu rất có nhu cầu, như vậy giá gạo Việt Nam sẽ vẫn duy trì ở mức cao.

GIÁ GẠO VIỆT NAM CAO HƠN HƠN 9 NĂM QUA

Theo Reuter, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tuần này tăng lên mức cao nhất trong vòng hơn 9 năm khi có thêm những đơn hàng mới, trong khi gạo Ấn Độ duy trì ở mức cao nhất hơn 1 tháng do nhu cầu mạnh từ các khách hàng Châu Á và Châu Phi.
Cụ thể, gạo 5% tấm của Việt Nam giá tăng lên 515 – 520 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 12/2011 và cao hơn khoảng 5 USD/tấn so với mức 510 – 515 USD/tấn tuần trước.
Reuters dẫn lời một thương nhân cho biết: “Nhu cầu đang tăng lên và chúng tôi thấy có nhiều tàu cập cảng TP.HCM để bốc xếp gạo”, và cho biết thêm: “Giá gạo dự báo sẽ tiếp tục đứng ở mức cao bởi nhu cầu gạo trên toàn cầu vẫn mạnh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp”.
Tại Ấn Độ, giá gạo đồ 5% tấm tuần này không thay đổi, duy trì ở mức cao nhất kể từ giữa tháng 2/2021, khoảng 398 – 403 USD/tấn.
Trong khi đó, gạo 5% tấm của Thái Lan hiện được chào bán ở mức giá 500 – 518 USD/tấn, so với 505 – 513 USD/tấn cách đây một tuần. Giá giảm do sự biến động tỷ giá theo đó đồng baht đã giảm 2,9% so với USD kể từ đầu tháng 3.
Năm 2020, xuất khẩu gạo Thái Lan chỉ đạt 5,72 triệu tấn, giảm 24,5% so với năm trước. Với kết quả này, Thái Lan đã rơi xuống vị trí nước xuất khẩu gạo lớn thứ 4 thế giới, sau Ấn Độ, Việt Nam và Pakistan, từ vị trí nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trong năm 2019, chỉ sau Ấn Độ.
Theo chuyên gia phân tích thị trường, giá lúa gạo Việt Nam tốt lên là nhờ giảm sản xuất các giống lúa chất lượng thấp như IR 50404 đã tọa ra được lợi thế rất tốt cho xuất khẩu gạo.
“Các giống lúa xuất khẩu của Việt Nam hiện nay như Đài thơm 8, Jasmine, OM 5451, … chất lượng khá tốt nhưng giá khá rẻ so với các đối thủ, nên cạnh tranh được với cả gạo Thái Lan, Ấn Độ. Gạo Ấn Độ ở phân khúc cao cấp như gạo Basmati thì gạo Việt Nam không tranh được nhưng phân khúc gạo trắng thường thì gạo Ấn Độ không thể tranh được với gạo VN, vì vậy gạo Ấn Độ có giá thấp”, chuyên gia này nói.

Nguyễn Huyền – Stockbiz

You may also like