Trang Chủ Tin Tức Tổng HợpDoanh Nhân Nỗi đau của người “LÀM SẾP”…

Nỗi đau của người “LÀM SẾP”…

bởi Doanh Nhân Giao Thương

– Làm sếp là nghề rất cô đơn! Có những nỗi đau, nỗi trăn trở không thể chia sẻ cùng ai…
– Làm sếp luôn có một khoảng cách vô hình với anh em nhân sự, dù muốn gần gũi cũng không dễ…
– Sếp thường là người khó tính, nghiêm khắc trong công ty.
– Làm sếp thường nóng tính, cáu gắt bởi những tác động đa chiều trong công việc. Nếu sếp không kiểm soát được cảm xúc của mình thì sắc mặt sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
– Nhiệm vụ của sếp thường là đưa ra các quyết định, điều này tưởng chừng như dễ nhưng không dễ chút nào.
– Sếp cũng phải là người chuẩn mực, trọng chữ tín, làm gương cho mọi người, gây được ảnh hưởng, có tiếng nói trong công ty. Nhưng đâu phải lúc nào sếp cũng làm tốt điều này…
– Người làm sếp nếu chỉ tập trung vào công việc thì khó cân bằng được gia đình, nhưng nếu chỉ tập trung vào gia đình thì lại có lỗi với anh em trong công ty. Không dễ để cân bằng cả hai…
– Làm sếp thường rất hay stress và có nhiều vấn đề phải xử lý mỗi ngày.
– Sếp thường phải “cày”, làm việc 12-16h/ngày những giai đoạn đầu lập nghiệp và những lúc công ty rơi vào giai đoạn khó khăn. Trằn trọc mất ngủ là chuyện rất bình thường…
– Sếp cũng là con người, cũng có những yếu điểm, những điều không biết, cũng lười nhác, có những tính xấu,… Nhưng anh em trong công ty thường khó thông cảm được điều này.
– Những lúc êm đẹp thì không sao, nhưng khi gặp vấn đề thì người làm sếp phải “đứng mũi chịu sào”.
– Một nhân sự mang gánh nặng lo cho gia đình mình, người sếp cùng mang gánh nặng lo cho 50-100 gia đình của các anh em trong công ty.
– Mỗi tháng thanh toán ít lương, tiền cho anh em, trong lòng sếp cũng rất áy náy.
– Mỗi dịp lễ, tết, anh em không có nhiều tiền về quê thì người làm sếp sẽ rất đau lòng.
– Anh em trong công ty không được nhận chuẩn chế độ lao động, là lỗi của sếp. Nhưng nếu áp dụng chuẩn chế độ như các tập đoàn lớn thì công ty “lỗ”…
– Thông thường nhìn bên ngoài thì có vẻ như sếp đang ngồi không chẳng làm gì! Nhưng đâu ai biết lúc nào sếp cũng phải “nặng đầu” nghĩ cách để phát triển công ty.
– Sếp thường bị xem là kẻ chẳng làm gì nhưng lại hưởng lợi cao nhất. Điều này đúng nếu hoạt động kinh doanh tốt đẹp, nhưng đâu ai nghĩ sếp cũng nhiều lúc phải bù lỗ, nợ ngập đầu để lo cho công ty.
– Khi công ty gặp khủng hoảng gì đó, sếp luôn là người chịu áp lực rất lớn.
– Khi công ty sụt giảm kết quả, trách nhiệm lớn nhất thuộc về người làm sếp.
– Nhân viên yếu kém, không tiến bộ về năng lực là do người làm sếp chưa tốt.
– Nhân viên nhận lương thấp là do sếp.
– Làm sếp là lúc nào cũng phải update, tiến bộ nhanh nhất để kéo teamwork phát triển theo.
– Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có giai đoạn thịnh, giai đoạn suy. Quan trọng người làm sếp phải luôn sẵn sàng chuẩn bị trước những thời điểm khó khăn.
– Làm sếp thì không được suy sụp tinh thần. Phải luôn mạnh mẽ để vượt qua những lúc khó khăn…
– Văn hoá & nề nếp công ty ảnh hưởng bởi người sếp. Sếp phải chuẩn thì công ty mới chuẩn…
– Làm sếp là phải biết lo cho anh em, lo cho gia đình và đời sống tinh thần của các anh em.
– Làm sếp đôi khi phải chịu trách nhiệm với các cổ đông, khách hàng và xã hội. Vì thế cũng phải rất cố gắng để hoạt động kinh doanh phát triển gắn liền với lợi ích của khách hàng và xã hội.
– Làm sếp thường phải giao tiếp, nhậu nhẹt, ít có thời gian vận động, sức khoẻ đi xuống, và nói máy móc xíu thì đó là “bán sức khoẻ để kiếm tiền”, tuy không phải ai cũng thế.
– Người làm sếp thường phải trải qua dăm bảy lần thất bại, những thất bại đó cũng đau đớn vô cùng! Nhưng cũng phải kiên cường lắm mới có những lúc hưng thịnh…
– Làm sếp không được nhận công của anh em, tôn vinh tinh thần đội ngũ & kích lệ tinh thần anh em. Nhưng đâu dễ sắp xếp thời gian dành cho việc này…
– Sếp là không được than vãn..
– Sếp là không được nhận mình là sếp.
– …
Tác giả: Trần Thịnh Lâm

You may also like