Trang Chủ Tin Tức Tổng HợpBản Tin Tài Chính Cơ hội và rủi ro trên thị trường chứng khoán khi mở cửa kinh tế trở lại

Cơ hội và rủi ro trên thị trường chứng khoán khi mở cửa kinh tế trở lại

bởi Doanh Nhân Giao Thương

Cơ hội từ khả năng phục hồi của nền kinh tế khi đại dịch được kiểm soát đang được giới đầu tư săn đón.

 

Cơ hội : “Chứng khoán trở thành kênh kiếm tiền”

Từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát vào tháng 3/2020, dòng tiền cá nhân, doanh nghiệp và từ kênh đầu tư khác đã đổ vào thị trường chứng khoán nhiều hơn. Điều này khá dễ hiểu, khi dịch bệnh khiến các hoạt động sản xuất – kinh doanh, đầu tư ở các kênh khác bị gián đoạn thì thị trường chứng khoán vẫn hoạt động thông suốt, dễ tham gia và vốn đầu tư ban đầu thấp.

Rất nhiều nhà đầu tư mới (tạm gọi là nhà đầu tư F0) đã có thành tích tốt khi tham gia thị trường chứng khoán từ năm 2020, hay thậm chí mới tham gia gần đây, dù có những biến động lớn trên thị trường.

Tháng 8/2021, các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng mạnh mẽ hơn, các nhà đầu tư mới vì vậy cũng có thêm thời gian để tìm hiểu thị trường chứng khoán. Số lượng tài khoản mở mới sau khi sụt giảm trong tháng 7 (giai đoạn thị trường điều chỉnh mạnh) lại tăng vọt lên 120.500 tài khoản, trong đó chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân. Không chỉ các nhà đầu tư cá nhân nhập cuộc, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp cũng tham gia. Chia sẻ từ nhiều môi giới kỳ cựu, trong lúc hoạt động kinh doanh chính chưa tạo ra tiền, họ quay sang thị trường chứng khoán để tìm kiếm cơ hội, tranh thủ đầu tư kiếm lời trang trải các chi phí hoạt động.

Theo thống kê, tháng 8, thanh khoản bình quân mỗi phiên trên sàn HOSE qua giao dịch khớp lệnh đạt 21.700 tỷ đồng, tăng 15,9% so với tháng trước. Dù vậy, cũng như điểm số, giá trị giao dịch chỉ gia tăng mạnh ở nhóm vốn hóa trung bình thấp, còn giá trị giao dịch ở nhóm VN30 lại giảm 3,7% trong tháng, chỉ đạt 10.547 tỷ đồng/phiên.

Tính chung 8 tháng, sàn HOSE ghi nhận giá trị giao dịch bình quân 17.941 tỷ đồng/phiên, tăng 375% so với cùng kỳ năm trước.

Các chuyên gia phân tích cũng đồng tình rằng, diễn biến này sẽ tác động tới thanh khoản, nhưng về cơ bản, trung và dài hạn, thị trường chứng khoán Việt Nam nhiều triển vọng và vẫn sẽ tiếp tục thu hút được nhà đầu tư ở lại thị trường.

Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu lạc quan đến từ nhu cầu bên ngoài đã dần được cải thiện, nhờ việc triển khai vắc-xin Covid-19 trên toàn cầu và sự tham gia ngày càng sâu rộng của Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Chỉ số PMI của các đối tác thương mại lớn của Việt Nam duy trì mức phục hồi trên 50 điểm, báo hiệu nhu cầu toàn cầu đang cải thiện.

Vốn đầu tư công kỳ vọng được đẩy mạnh theo Nghị quyết 63/NQ-CP. Nghị quyết 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 đặt mục tiêu phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư ngân sách Nhà nước năm 2021 đạt 95 -100% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao từ đầu năm. Đến hết quý III/2021, giải ngân đạt tối thiểu 60% kế hoạch. Thêm vào đó, Chính phủ ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg về đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 – 2025.

Về FDI, vốn đăng ký giữ mức tăng trưởng hai chữ số trong 8 tháng đầu năm 2021 mặc dù đang trong đợt dịch lần thứ 4, với tổng vốn FDI đăng ký đạt 16,3 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước (trong đó, vốn FDI đăng ký mới đạt 11,3 tỷ USD, tăng 16,3%).

Rủi ro : ” Doanh nghiệp gặp nhiêu khó khăn trong việc tái cơ cấu , thị trường Chứng khoán gặp nhiều cản lớn “

Lựa chọn mở cửa nền kinh tế theo từng ngành và lĩnh vực. Những công ty hoạt động trong các lĩnh vực đã được coi là thiết yếu (chế biến thực phẩm, vận tải, chăm sóc sức khỏe, thương mại điện tử) sẽ tiếp tục mở lại hoạt động kinh doanh khi Chính phủ nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh.

Câu chuyện tái hoạt động của các doanh nghiệp sẽ gặp các khó khăn về việc hội đủ lực lượng lao động, hay những thách thức về việc buộc phải áp dụng các biện pháp kiểm soát an toàn trong các nhà máy sản xuất.

Đặc biệt, chuỗi cung ứng cũng sẽ không thể ngay lập tức thông suốt trở lại khi việc mở cửa diễn ra không đồng đều ở các tỉnh, thành phố. Điều này cũng có thể dẫn đến các khó khăn về việc không đủ, hoặc chậm trễ trong việc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào trong ngắn hạn.

Nguồn cung thiếu hụt và chi phí vận tải tăng có thể tiếp tục đẩy lạm phát lên mức cao hơn. Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát trung bình trong 8 tháng đầu năm 2021 là khoảng 1,8% so với cùng kỳ, cho thấy lạm phát năm 2021 vẫn dưới mức dự báo của Rồng Việt là 3,5%.

Ghi nhận trên thị trường, nhiều nhà đầu tư lâu năm cho rằng, dòng tiền trên thị trường có tính đầu cơ rất cao, đây cũng là một rủi ro tiềm ẩn, vì chỉ cần một thông tin tiêu cực, ngay lập tức sẽ có tình trạng tranh nhau bán tháo.

Trong khi đó, bức tranh kết quả kinh doanh quý III sẽ xấu dù đã được cảnh báo nhưng rất nhiều nhà đầu tư chưa chú ý đến, vẫn mua bán liên tục với tỷ trọng cổ phiếu và margin cao.  Trong kịch bản tiêu cực nhất, VN-Index được kỳ vọng sẽ tìm thấy ngưỡng hỗ trợ quanh mốc 1.200 điểm.

KHẢ TÚ.

You may also like